Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Giới thiệu chung

2021-07-08 17:10:00.0

 

I. Giới thiệu chung

1. Vị trí địa lý:

Lam Vỹ là một xã nằm ở phía Bắc huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 12km. Phía Đông và phía Nam giáp xã Tân Thịnh, Phía Tây giáp xã Kim Phượng, phía Bắc giáp xã Linh Thông và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Địa hình đa dạng, phong phú, độ cao trung bình 800m so với mực nước biển.

2. Dân số - Dân cư:

- Toàn xã có 10 xóm, 15 chi bộ, có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngành nghề sản xuất chính là nông lâm nghiệp. Do đặc thù là xã vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.  

- Dân số: Tổng số hộ theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 1.093 hộ, 3685 khẩu trong đó nam là: 1899, nữ là 1786,  tỷ  trọng dân số nữ chiếm 48,5%.

- Mật độ dân số: Mật đô dân cư thưa thớt sống tập trung 2 bên đường liên xã, liên xóm; sống rải rác tại các thung lũng, sườn đồi.

- Thành phần dân tộc: Xã Lam Vỹ là miền núi có 11 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó Dân tộc thiểu số chiếm 89.7%.

3. Địa hình:

Xã Lam Vỹ có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là vùng đồi núi cao, đồi núi đan xen chèn kẹp nhau có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe ven suối và thung lũng vùng núi. Đặc điểm địa hình như vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển kinh tế xã hội của toàn xã.

4. Khí hậu:

Lam Vỹ mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc, chia làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28-32oC lượng mưa trung bình là 1253 mm, phân bố không đều giữa các mùa trong năm mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – 10, lượng mưa khá lớn nhưng không đồng đều tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80 – 85 % lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này thường  có gió mùa đông bắc thời tiết khô hanh, ít mưa, hạn hán rét đậm kéo dài gây rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp.

5. Tài nguyên, khoáng sản

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính: 4.349,48ha. Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp:  4154,78 ha;

- Diện tích đất phi nông nghiệp:  184,07 ha;

- Diện tích đất chưa sử dụng: 10,63 ha;

- Tổng diện tích tự nhiên năm 2019: So với năm 2014 giảm 18,51 ha biến động thay đổi ranh giới 513.

Trên địa bàn xã chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi cao, diện tích đất canh tác, đất trồng cây lâu năm, đất ở và đất có khả năng sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí. 

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Được lấy nước từ các hồ, đập, suối: Hồ Nà Tấc, Hồ Thâm Ngùn, Hồ Thâm Pùng, Hồ Thâm Chặp, Thâm Sa, Đập Pác Cáp, Đập Nà Viền, Đập Nà Tiếm, Đập Phai Tò, Đập Nà Coóc, Đập Nà Cóong, Đập Khuổi Nhằn, Suối Loòng Cái, Loòng Eng đây là những nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn nước ngầm: Toàn xã chủ yếu sử dụng giếng khơi, giếng khoan và nguồn nước tự chảy.

 - Tài nguyên rừng: Đến năm 2018 xã có 572,19ha đất lâm nghiệp có rừng chiếm 38,15% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã (1.499,69ha với thảm thực vật gồm các cây thân gỗ như: Dẻ, Bồ Đề, Trám, trẹo, Keo, Bạch đàn... các cây dây leo và lùm bụi như Sim, Mua, lau lách, cọ gồm rừng sản xuất, và các rừng đặc dụng đảm bảo giữ các nguồn nước tưới tiêu.

  1.  Lĩnh vực Kinh tế

6.1.Sản xuất nông, lâm nghiệp

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt  2.999.6 tấn/3.075,6 tấn bằng 97,5 % kế hoạch, trong đó: Cây lúa diện tích cấy 503,1 ha/504 ha, bằng 99,8% KH; năng suất đạt 55,3 tạ/ha; sản lượng đạt 2.786,47 tấn, bằng 101,8% KH. Cây ngô: diện tích trồng đạt 77,1ha/85ha, bằng  90,7% KH; năng suất đạt 43,1 tạ/ha; sản lượng đạt: 332,72 tấn bằng  92,06% KH. Các loại cây màu cơ bản đạt so với kế hoạch đề ra

Sản xuất chè: Tình hình thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển, công tác chỉ đạo, chăm sóc, sản xuất chè được chú trọng, Sản lượng chè búp tươi đạt: 91/ 91 tấn bằng 100 % kế hoạch.

- Chăn nuôi – Thủy sản: Tổng đàn gia súc, gia cầm tính đến 31/10/2020: trong đó Trâu  281/335 con bằng 83,82% KH; Bò 315 /400 con bằng 78,75% KH; lợn1600/2000 con bằng 80% KH; Dê 502/650 con bằng77,2% KH; gia cầm 40.500/34.500 con bằng 117,4% KH.

- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện thường xuyên và theo đúng quy định. Công tác trồng rừng năm 2020 được triển khai đúng kế hoạch đề ra. Trong năm diện tích trồng rừng mới trên toàn xã đạt 243,9ha/75 ha bằng 325,2% so với kế hoạch (trong đó trồng rừng theo dự án đạt 44,8 ha/42 ha quế bằng 106,6% KH, nhân dân tự trồng là 199,1ha). Công tác kiểm tra khai thác và bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm túc.

- Công tác phát triển kinh tế tập thể, trang trại được triển khai có hiệu quả, từ đầu năm đến nay, xã đã thành lập mới được 01 HTX (01 HTX Nông nghiệp Hữu cơ Đại Vượng), nâng tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn xã lên 02 HTX. 

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:Trong năm UBND xã đã kịp thời kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã; kiện toàn đội xung kích phòng chống thiên tai. Xây dựng phương án phòng chống thiên tai năm 2020, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn xã. Trong 10 tháng đầu năm trên địa bàn toàn xã đã xảy ra 01 đợt giông lốc vào tháng 4 làm thiệt hại về hoa màu tổng thiệt hại ước tính 5.000.000 đồng. UBND xã đã tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn người dân tự khắc phục hậu quả.

6.2 Lĩnh vực Công nghiệp – TTCN, thương mại – dịch vụ

- Sản xuất Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mai trên địa bàn xã phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại năm 2020 đạt 30,5 tỷ đồng bằng 101% KH, trong đó giá trị Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 2,5 tỷ đồng bằng 131,5% KH

6.3 Lĩnh vực Du lịch.

Hiện nay trên địa bàn có 01 điểm di tích lịch sử cấp tỉnh là nơi thành lập Cục Quân khí – Tổng Cục kỹ thuật – Bộ Quốc phòng hàng năm thu hút du khách gần xã về nguồn trong những dịp Lễ tết và kỷ niệm các ngày lễ của ngành Quân khí.

6.4 Kết cấu hạ tầng.

Thực hiện xây dựng kế cấu hạ tầng đến nay đường giao thông liên xã đạt 100%, đường liên xóm 79.03%, đường ngõ xóm 69.95 %. Đường nội đồng 30.8%.

Trong năm UBND xã đã thực hiện rà soát các tiêu chí nông thôn mới, đến tháng 10/2020 toàn xã đạt 13/19 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2025 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

7. Văn hóa – Văn nghệ

Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra, tổ chức tốt các hoạt động các ngày lễ lớn trong năm 2020. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian trong dịp Tết Nguyên đán được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của nhân dân.Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao do UBND huyện tổ chức.

Ẩm thực: Các món ăn truyền thống trong các ngày lễ tết như xôi ngũ sắc, bánh trưng, bánh giày, khẩu shi, mật mía... vẫn được bà con nhân dân duy trì bảo tồn.

Di tích: Hiện nay toàn xã có 01 di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Nơi thành lập Cục Quân khí – Tổng Cục kỹ thuật -  Bộ Quốc phòng

8. Lao động – xã hội.

8.1 Công tác y tế

Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và khám bệnh cho người nghèo, các đối tượng chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi theo chế độ BHYT.

  1.  Công tác Giáo dục & Đào tạo.

- Công tác giáo dục và đào tạo được thực hiện theo chương trình, kế hoạch của năm học. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên về phòng chống dịch Covid-19 Chỉ đạo các trường hướng dẫn học sinh tự học tại nhà thông qua các kênh trực tuyến, trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch Covid. Chỉ đạo 3 nhà trường chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh các cấp trở lại trường học sau theo chỉ đạo của ngành Giáo dục và đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.

8.3. An sinh xã hội – xóa đói giảm nghèo – lao động.

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Thực hiện hỗ trợ cứu đói đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp tết. Trích nguồn ngân sách hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách. thăm và tặng quà, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, gia đình người có công với các mạng.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động; tuần cao điểm “tết vì người nghèo” do UBND tỉnh phát động, UBND xã đã vận động cán bộ công chức ủng hộ mỗi người 01 ngày lương cơ bản, tổng số tiền quyên góp được là: 4.390.000 đồng. Tiếp nhận quà của các đơn vị tổ chức cá nhân thăm và tặng quà các hộ gia đình, các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn trong toàn xã với tổng số tiền là: 123.700.000đ.

Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm thực hiện có hiệu quả, thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021, qua rà soát tổng số hộ nghèo 79 hộ chiểm 7,07% giảm 3,48% , hộ cận nghèo 132 chiếm 11,82% giảm 1,42%.

Công tác giải quyết việc làm được thực hiện thường xuyên, trong năm thực hiên giải quyết việc làm cho 90 lao động trong đó 66 lao động trong tỉnh, 24 lao động ngoài tỉnh.

8.4. Công tác Dân tộc – tôn giáo.

Công tác dân tộc được tăng cường; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định. Dịp tết nguyên đán tiếp nhận quà của UBND huyện tặng quà cho người có uy tín; thực hiện thăm hỏi ốm đau...

Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được thực hiện đúng quy định, không xảy ra điểm nóng liên quan đến tôn giáo trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nắm chắc tình hình, ngăn ngừa các đối tượng lợi dụng chính sách tự do, tín ngưỡng để tuyên truyền trái phép tà đạo trên địa bàn.

9. Cải cách hành chính:

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm thực hiện, hàng năm ban hành Kế hoạch cải cách hành chính; kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường chỉ đạo. Việc thực hiện giải quyết các thủ tịch hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã đạt được những kết quả tích cực, việc kiểm soát, rà soát TTHC tại cấp xã đã kịp thời bổ sung, thay thế theo quy định của UBND cấp tỉnh. Các thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên và theo đúng quy định.

Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo được thực hiện thường xuyên, trong năm trên địa bàn xã không sảy ra các vụ việc phức tạp, không có đơn thư vượt cấp.

10. Công tác quốc phòng – an ninh.

Công tác quốc phòng – an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã cơ bản ổn định. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trên địa bàn. Bố trí lực lượng công an chính quy trực thường xuyên, phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ thường xuyên tuần tra, kiểm tra tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển quân và huấn luyện dân quân. Tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ Công an nhân đối với các thanh niên trong độ tuổi đảm báo có đủ sức khỏe theo quy định tham gia nghĩa vụ quân sự.

11. Hành chính:

Công tác tổ chức cán bộ, giải quyết các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện đúng quy định. Côngtác xây dựng chính quyền địa phương, thi đua khen thưởng được quan tâm. Thực hiện công tác phân loại xóm báo cáo UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt. Triển khai thực hiện thực hiện sắp xếp, kiện toàn chi bộ Đảng và các tổ chức hội, đoàn thể xóm mới theo quy định của điều lệ Đảng và Điều lệ của tổ chức hội, đoàn thể. Chỉ đạo các xóm thống kê cơ sở, vật chất nguyên hiện trạng tài sản, đất đai nhà văn hóa và các vấn đề khác có liên quan của các xóm sau khi sáp nhập, thực hiện bàn giao các thiết chế văn hóa cho xóm mới. Sau sáp nhập xã Lam Vỹ còn 10 xóm.

 

nguyễn Thị Nhài
chung

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 2247726